Loét áp tơ (Aphthous stomatitis)

Ngày đăng: 27/03/2025 bvdalieutrunguong

1. Loét áp tơ là gì ?

Loét áp tơ là tình trạng loét phổ biến nhất của niêm mạc miệng, và biểu hiện là vết loét đau, dạng đục lỗ ở niêm mạc miệng hoặc bộ phận sinh dục. Chúng còn được gọi là áp tơ, aphthosis, viêm miệng áp tơ và loét canker.

2. Ai có thể bị loét áp tơ ?  

Bất kỳ ai cũng có thể bị loét áp tơ, khoảng 20% dân số có ít nhất một hoặc nhiều vết loét. Chúng thường xuất hiện lần đầu ở thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên và thường nữ giới nhiều hơn nam giới.

Loét áp tơ có thể là biểu hiện sớm của một số bệnh hệ thống như bệnh Behcet, hoặc bệnh celiac, bệnh crohn và viêm loét đại trực tràng chảy mái. Loét áp tơ là một đặc điểm của hội chứng sốt tái phát (hội chứng PFAPA).

3. Nguyên nhân của loét áp tơ là gì ?

Nguyên nhân của loét áp tơ vẫn chưa được xác định rõ ràng. Khoảng 40% những người bị loét áp tơ có tiền sử gia đình bị loét áp tơ. Có thể là do hệ thống miễn dịch bị rối loạn bởi một số yếu tố bên ngoài và phản ứng bất thường với một protein trong niêm mạc.

Một số yếu tố có thể gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Căng thẳng về mặt tâm lý, thiếu ngủ.
  • Chấn thương cơ học, ví dụ như tự cắn.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B, sắt và axit folic.
  • Một số loại thực phẩm, bao gồm cả sô cô la.
  • Một số loại kem đánh răng; điều này có thể liên quan đến natri laureth sulfat (thành phần tạo bọt của kem đánh răng).
  • Chu kì kinh nguyệt.
  • Một số loại thuốc, bao gồm nicorandil, được dùng để điều trị bệnh đau thắt ngực
  • Nhiễm virus.

4. Biểu hiện lâm sàng của loét áp tơ như thế nào ?

Loét áp tơ thường là một vết loét đơn độc hình tròn hoặc hình bầu dục dạng đục lỗ ở niêm mạc miệng vùng niêm mạc không liên kết chặt chẽ với xương bên dưới, chẳng hạn như ở bên trong môi và má hoặc bên dưới lưỡi. Loét áp tơ cũng có thể ảnh hưởng đến niêm mạc sinh dục ở nam và nữ.

Loét áp tơ tái phát thường bắt đầu bằng một đốm tròn màu vàng nhô lên được bao quanh bởi một quầng đỏ. Sau đó, nó vỡ ra thành một vết loét dạng đục lỗ, được bao phủ bởi một lớp màng trắng, vàng hoặc xám bám lỏng lẻo. Mô lành xung quanh không bị ảnh hưởng. Vết loét có thể gây đau, đặc biệt nếu khi động chạm hoặc ăn một số loại thực phẩm có vị chua hoặc mặn, cay. Một người có thể bị một hoặc nhiều vết loét.

Loét áp tơ được chia thành ba loại:

  • Loét áp tơ nhỏ tái phát (80%). Loét này có đường kính dưới 5 mm và lành trong vòng 1–2 tuần.
  • Loét áp tơ lớn có kích thước lớn (thường lớn hơn 10 mm) và mất nhiều tuần hoặc nhiều tháng để lành và để lại sẹo.
  • Loét dạng herpes, là nhiều vết loét nhỏ thành đám, lành trong vòng một tháng. Những vết loét này thường gặp nhất ở lưỡi.
Hình 1, 2. Hình ảnh tổn thương niêm mạc trong loét áp tơ (Nguồn: Internet)

Hình 1, 2. Hình ảnh tổn thương niêm mạc trong loét áp tơ (Nguồn: Internet)

Loét áp tơ thường được chẩn đoán bằng lâm sàng. Các xét nghiệm thường không cần thiết, nhưng cân nhắc thực hiện nếu tái phát nhiều lần hoặc bệnh nghiêm trọng hoặc loét áp tơ phức tạp.

 Xét nghiệm máu có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm công thức máu, sắt, vitamin B12 và folate.
  • Xét nghiệm kháng thể gluten cho bệnh celiac.
  • Xét nghiệm calprotectin trong phân để phát hiện bệnh Crohn.
  • Xét nghiệm vi sinh phát hiện Candida albicans, virus Herpes simplex và vi khuẩn Vincent.

6. Loét áp cần chẩn đoán phân biệt với những bệnh gì ?

  • Bệnh herpes simplex, bệnh tay chân miệng và các bệnh nhiễm trùng do virus khác.
  • Bệnh herpangina.
  • Hồng ban đa dạng.
  • Hồng ban cố định nhiễm sắc.

Trong trường hợp bệnh kéo dài, tái phát nhiều lần cần loại trừ các bệnh lý: Pemphigus thông thường, lupus ban đỏ hệ thống, …

7. Điều trị loét áp tơ như thế nào ?  

Mục tiêu của điều trị là giảm đau, khó chịu và thúc đẩy quá trình lành bệnh.

7.1. Biện pháp chung

  • Thuốc dán bảo vệ tạo thành một lớp màng chắn trên vết loét để giảm thiểu tiếp xúc với các chất gây kích thích.
  • Thuốc gây tê tại chỗ benzocaine và lignocaine (lidocaine) để giảm đau.
  • Kem đánh răng có dược tính không chứa natri laureth sulphate.
  • Nước súc miệng kháng khuẩn để giảm nhiễm trùng thứ phát.
  • Tránh các thực phẩm gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng loét.
  • Điều trị tình trạng bệnh liên quan.
  • Giảm căng thẳng.

7.2. Các thuốc điều trị

Các thuốc điều trị tại chỗ như:

  • Tetracycline dạng nước súc miệng
  • Corticosteroid tại chỗ dưới dạng thuốc mỡ hoặc kem, ví dụ như triamcinolone.
  • Thuốc ức chế calcineurin: pimecrolimus hoặc tacrolimus tại chỗ.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, đặc biệt nếu có các triệu chứng toàn thân, có thể cân nhắc dùng thuốc đường uống có tác dụng chống viêm:

  • Tetracycline ví dụ, doxycycline trong 3-6 tháng hoặc lâu hơn
  • Dapsone
  • Colchicin
  • Steroid toàn thân
  • Thuốc ức chế miễn dịch như azathioprine, methotrexate, ciclosporin.

8. Tiến triển của loét áp tơ như thế nào ?  

Hầu hết các vết loét áp tơ nhỏ sẽ lành trong vòng 1–2 tuần mà không để lại sẹo mà không cần điều trị. Các vết loét áp tơ nhỏ thường tái phát không liên tục. Loét áp tơ lớn lành và để lại sẹo.

Loét áp tơ thường không có biến chứng nhưng nó có thể gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.      Sánchez-Bernal J, Conejero C, Conejero R. Recurrent Aphthous Stomatitis. Actas Dermosifiliogr (Engl Ed). 2020 Jul-Aug;111(6):471-480.

2.      Chiang CP, Yu-Fong Chang J, Wang YP, Wu YH, Wu YC, Sun A. Recurrent aphthous stomatitis - Etiology, serum autoantibodies, anemia, hematinic deficiencies, and management. J Formos Med Assoc. 2019 Sep;118(9):1279-1289.

3.      Al-Maweri SA, Halboub E, Ashraf S, et al. Single application of topical doxycycline in management of recurrent aphthous stomatitis: a systematic review and meta-analysis of the available evidence. BMC Oral Health. 2020;20(1):231.

4.      Giannetti L, Murri Dello Diago A, Lo Muzio L. Recurrent aphtous stomatitis. Minerva Stomatol. 2018;67(3):125-8.

5.      Kolios AGA, Yawalkar N, Feusi A, Kündig T, Boyman O, Nilsson J. Apremilast in treatment-refractory recurrent aphthous stomatitis. N Engl J Med. 2019;381(20):1975-7.

Viết bài:  BSNT. Nguyễn Mạnh Hùng

Đăng bài: Phòng Công tác xã hội

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

U máu anh đào (Cherry hemangiomas)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

Lichen chấm (Lichen nitidus)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

U hạt sinh mủ (Pyogenic granuloma)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Viêm cân cơ hoại tử (Necrotising fasciitis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Bệnh nấm sporotrichosis (Sporotrichosis)

Viêm da dạng herpes  (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm da dạng herpes (Dermatitis herpetiformis - Duhring-Brocq disease)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Viêm quầng (Erysipelas)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai (Polymorphic eruption of pregnancy)

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là sẩn, mảng, mày đay và ngứa ở phụ nữ mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy- PUPPP) là tình trạng rối loạn viêm lành tính, hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau sinh. Trước đây tình trạng này còn được gọi là phát ban nhiễm độc ở phụ nữ mang thai hay phát ban nhiễm độc của Bourner khi mang tha

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Bệnh mạch máu dạng mạng lưới (Livedoid vasculopathy)

Hồng ban nút (Erythema nodusum)

Hồng ban nút (Erythema nodusum)

Hồng ban nút (Erythema nodusum)

dalieu.vn dalieu.vn